Thuật ngữ Content pillar là gì? Bạn đang làm quen với Content Marketing và đang tìm hiểu về khái niệm Content Pillar thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn. Trong phạm vi bài viết này, Ment.vn sẽ giới thiệu cho các bạn tổng quan về Content pillar và xây dựng Content pillar một cách hiệu quả nhất. Nếu nó được triển khai hợp lý sẽ mang đến rất nhiều giá trị to lớn đến Website của bạn. Cùng Ment.vn tìm hiểu các thông tin trên qua bài viết dưới đây nhé!
1. Content Pillar là gì?
Content pillar (Trang trụ cột) là nền tảng chủ đề cho phần lớn nội dung tổng thể trên website của bạn. Theo Hubspot một trang trụ cột có vai trò là trung tâm chính của chủ đề bao quát, một trang trụ cột sẽ dựa vào một trong các chủ đề cốt lõi trên trang web. Chủ đề này là chủ đề mà bạn muốn có thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm.
Mục tiêu chính của việc xây dựng trang trụ cột Content pillar là cung cấp các giá trị thực cho người dùng, từ đó giúp người dùng có thể nhận được thông tin, dịch vụ mà họ cần tìm. Khi triển khai một nội dung theo cụm chủ đề, bạn sẽ sở hữu một phạm vi ảnh hưởng lớn hơn trên internet so với việc bạn triển khai nội dung theo các từ khóa riêng biệt.
Ví dụ: Nếu bạn làm nội dung cho một website cung cấp các sản phẩm bán hàng trang trí nội thất, bạn có thể tạo một trang Content pillar (trang trụ cột) với một số chủ đề như sau:
- Đồng hồ trang trí
- Tượng trang trí
- Tranh trang trí
- Đồ trang trí kệ, tủ
2. Topic Cluster và Subtopic
Topic cluster (cụm chủ đề) bao gồm một trang trang chủ đề cốt lõi (Content pillar) liên kết đến một số trang chủ đề phụ (Subtopic) trên một website. Nội dung của mỗi trang này có liên quan mật thiết với nhau, ngoài ra bạn nên tổng hợp tất các giá trị cốt lõi của chủ đề trên trang trụ cột và đi sâu vào từng chủ đề phụ trên các trang khác để bạn giải thích rõ ràng hơn nữa về các chủ đề phụ.
Tham khảo Dịch vụ content website – Viết content chuyên nghiệp chuẩn SEO
Với mô hình này trang web của bạn sẽ tiếp cận được với nhiều người dùng hơn và đáp ứng được nhu cầu của họ. Đồng thời những cụm chủ đề sẽ giúp cho Google dễ dàng nhận biết và đánh giá cao về các thông tin mà trang web bạn đề cập. Điều đó sẽ làm tăng khả năng đứng vị trí cao trên xếp hạng tìm kiếm của google.
Trong đó, vòng tròn ở giữa là một trang trụ cột (Content pillar) các vòng tròn xung quanh đại diện cho các trang nội dung và nối giữa chúng là các đường xanh lam tượng trưng cho đường link giữa chúng.
3. Cách xây dựng Content Pillar hiệu quả
Sau khi các bạn đã hiểu được Content Pillar là gì và một số lợi ích mà nó đem lại thì việc tiếp theo cần làm là tìm hiểu cách xây dựng Content Pillar hiệu quả. Chúng tôi sẽ hướng dẫn tạo trang Content pillar dễ dàng qua các bước sau:
3.1 Chọn một chủ đề cốt lõi
Để tiến hành triển khai một Pillar Page (Trang trụ cột), đầu tiên bạn cần lựa chọn một chủ đề cốt lõi. Chủ đề này cần phải phù hợp với trang web của bạn và dành riêng cho ngành của bạn để bạn có thể dễ dàng tiếp cận đến khách hàng và hỗ trợ các sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bạn nên lựa chọn những chủ đề rộng để có thể chia làm một số chủ đề phụ, tuy vậy chủ đề cũng không cần thiết phải quá rộng.
Khi tìm kiếm chủ đề cho các trang trụ cột, bạn nên tìm câu trả lời cho câu hỏi này: Trang này có đáp ứng được nhu cầu của người dùng khi tìm kiếm từ khóa này hay không? và liệu nó có đủ rộng để có thể triển khai từ 20 đến 30 bài viết không?
Ngoài ra, bạn nên chọn các chủ đề có độ dài thấp từ 2 đến 3 từ. Nếu chủ đề chỉ có một từ thì nó trở nên rất rộng và khó để tổng hợp được nội dung, còn với chủ đề quá dài thì chủ đề sẽ hạn hẹp gây khó khăn khi lựa chọn các Subtopic.
Một số dấu hiệu để nhận biết một trang Pillar Page:
- Trang chỉ cung cấp một số thông tin nhỏ, hẹp và chuyên sâu thì đó không phải là một trang trụ cột.
- Nếu bạn đang cố gắng xếp hạng một từ khóa dài (long keyword) thì trang đó cũng không phải là một trang trụ cột.
- Nếu nội dung của trang nói về nhiều khía cạnh của một chủ đề thì nó có thể là một trang trụ cột.
Xác định Personas người dùng
Một điều mà bạn cần chú ý nữa khi chọn một chủ đề cho Content pillar đó chính là xác định và đánh giá Personas (chân dung khách hàng) người dùng của bạn. Từ đó suy luận ra những nhu cầu, thông tin mà họ cần tìm kiếm trên trang web của bạn. Khi xác định được những điều này thì bạn có thể tạo ra một trang Content pillar hiệu quả. Ngoài ra, các bạn cũng có thể dùng công cụ để xem đối thủ và các đơn vị hàng đầu để tham khảo xem họ triển khai content như thế nào.
3.2 Phát triển chủ đề phụ
Sau khi lựa chọn được chủ đề chính cho trang trụ cột (Content pillar) thì bạn nên bắt đầu tạo các cụm chủ đề (Topic Cluster) của mình. Bắt đầu theo các bước sau:
- Research keyword (Nghiên cứu từ khóa): Các bạn có thể sử dụng một số công cụ như Keywordtool.io, Ahrefs,…)
- Nghiên cứu các từ khóa được gợi ý trên thanh tìm kiếm của Google khi bạn nhập từ khóa chủ đề chính.
- Tham khảo thêm những trang web được xếp hạng cao liên quan đến chủ đề chính mà bạn hướng đến.
Khi triển khai các chủ đề phụ (Subtopic), bạn nên lựa chọn dựa trên một số tiêu chí sau:
- Từ khóa có nghĩa cụ thể.
- Liên quan mật thiết với chủ đề cốt lõi.
- Bổ nghĩa, trả lời các câu hỏi về chủ đề chính.
- Có thể triển khai nội dung một cách độc lập.
Ngoài ra để phát triển các Subtopic một cách hiệu quả bạn cần thực hiện có logic và cơ sở.
Ví dụ: Với chủ đề cốt lõi là “Content” thì các chủ đề phụ của nó là:
- Content là gì?
- Cách viết content chuẩn SEO
- Content marketing
- Công cụ để làm content
- Content cho website có những loại nào,…
Hãy sử dụng các từ khóa có nội dung liên quan nằm trong các danh mục trong chủ đề phụ của bạn và bắt đầu xây dựng các liên kết để chèn vào bài viết. Nếu các chủ đề phụ mà bạn chưa viết kịp có thể để trống sau đó phát triển các phần mới để lấp đầy khoảng trống đó và cập nhật lại trang trụ cột (Content pillar) của bạn sau khi hoàn thành.
3.3 Viết nội dung cho trang Content Pillar
Tiếp theo, các bạn sẽ tiến hành quá trình viết bài. Một bài viết của trang trụ cột (Content pillar) sẽ tốn rất nhiều thời gian hơn so với một bài đăng thông thường. Độ dài của bài viết này có thể sẽ gần với độ dài của một ebook. Tuy nhiên, độ dài của bài viết cũng không cần quá chú ý mà phải có được nội dung chất lượng, hữu ích.
- Trình bày nội dung khoa học, logic
Với độ dài bài viết rất lớn thì việc sắp xếp nội dung của bạn một cách logic sẽ rất quan trọng. Việc này ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng, nếu làm tốt điều này sẽ giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm được thông tin cần thiết. Ngoài ra bạn cũng phải chèn các sản phẩm, dịch vụ của mình một cách thông minh để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Điều hướng nội dung
Thông thường cấu trúc của một trang Content pillar thường bắt đầu với phần giới thiệu chủ đề chính của bài viết và đưa ra cái nhìn tổng quan về các nội dung trên trang. Tiếp theo bạn hãy bắt đầu đi sâu vào từng chủ đề nhỏ, lúc này nên tập trung cho việc trả lời các câu hỏi và chia sẻ thông tin hữu ích cho người đọc. Đồng thời sử dụng các liên kết thông minh đến những bài viết khác hoặc các trang sản phẩm để điều hướng người dùng đến những trang mong muốn.
- Xây dựng liên kết
Để người đọc tiếp cận được thông tin một cách thuận tiện, dễ dàng nhất có thể. Bạn hãy sử dụng các đường link đến các bài viết liên quan để người đọc có thể ở lại trang web của bạn lâu hơn và giúp họ hiểu hơn về chủ đề mà họ đang tìm hiểu, nghiên cứu. Chúng tôi khuyến nghị bạn nên tạo khoảng 20 liên kết nội bộ trên mỗi trang (internal link), đồng thời mỗi bài viết trong các link này nên liên kết trở lại trang Content pillar để tạo thành liên kết hai chiều)
Ngoài ra, bạn cũng nên tạo một số liên kết dẫn đến các nguồn thông tin uy tín để dẫn chứng cho bài viết của mình.
- Chiều dài nội dung
Trang Content pillar nên bao quát chủ đề của bạn và các chủ đề phụ của bạn một cách hoàn hảo nhất. Cho nên trang này thường có độ dài lên đến 2000-3000 từ, tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là nội dung chất lượng và hữu ích cho người dùng.
Cuối cùng, bạn hãy đọc lại tất cả bài viết của mình sau đó chỉnh sửa và bổ sung để có được bài viết tốt nhất, tối ưu trải nghiệm người dùng.
>>> Xây dựng content Website chuẩn SEO, thu hút với Dịch vụ chăm sóc Website chuyên nghiệp tại đây!
3.4 Xây dựng trang trụ cột (Content pillar)
Bước tiếp theo để xây dựng trang Content pillar là thiết kế và tối ưu hóa nội dung trên website của bạn. Nếu muốn cung cấp cho người dùng các thông tin có thể tải xuống thì các bạn có thể sử dụng tùy chọn tải xuống dưới dạng PDF để người dùng có thể lưu nó để đọc sau. Ngoài ra hãy đơn giản hóa quá trình tải xuống để tăng tính trải nghiệm của khách hàng, ngoài ra bạn cũng có thể đổi lấy một số thông tin của họ như tên, email,…
Để làm được điều này, bạn cần chú ý một số yếu tố như:
- Sử dụng mục lục và các liên kết bố trí ở vùng đầu trang.
- Phần mở đầu nên định nghĩa chủ đề cốt lõi của bạn.
- Tiêu đề:
- Thẻ H1 (tiêu đề): Nên chứa từ khóa chính của bài viết và chỉ nên có một thẻ H1 trên một trang.
- Thẻ H2: Gắn thẻ H2 cho các tiêu đề phần chính của bài viết.
- Thẻ H3: Cho các tiêu đề phụ.
(Chú ý: Các thẻ tiêu đề nên phân bổ phù hợp theo các phân cấp)
- Internal link (Liên kết nội bộ): Liên kết đến các bài viết liên quan, cung cấp thông tin cho chủ đề cốt lõi của bài viết.
- Outbound Link (Liên kết ngoài): Các nguồn thông tin uy tín để xác minh tính chính xác của các thông tin bạn đưa ra.
- Hình ảnh: Sử dụng các hình ảnh để hỗ trợ cho nội dung, cung cấp cho người đọc phương tiện trực quan và lưu ý nên có thẻ thuộc tính cho mỗi bức ảnh.
- Nút quay lại đầu trang: Nút này nên đặt ở cuối trang để giúp người dùng dễ dàng quay trở về đầu trang mà không cần cuộn quá nhiều.
- Yếu tố trang đích: Để tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang web của bạn, đừng quên đặt một biểu mẫu để người dùng có thể liên lạc với bạn khi cần thiết.
- Nút CTA (kêu gọi hành động): Nút CTA là nút khuyến khích cho người đọc thực hiện các hành động cụ thể như: Gọi ngay, Mua ngay, Liên hệ,…Tuy nhiên không nên lạm dung quá mức gây ảnh hưởng đến trải nghiệm trên trang.
- Bạn nên tập trung đề cập từ khóa chính của chủ đề cốt lõi của trang trên các vị trí nổi bật như tiêu đề trang, URL, các thẻ H1 và phần body (thân trang).
3.5 Chia sẻ bài viết
Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên các bạn tiến hành đăng bài viết và chia sẻ nó cho mọi người. Có thể chia sẻ bài viết qua các thông tin sau:
- Chia sẻ bài viết trên các trang mạng xã hội
- Chạy quảng cáo Google ads
- Gửi email
- Chèn link, giới thiệu trong các bài viết liên quan
- Giới thiệu trên các diễn đàn có nội dung liên quan
3.6 Cập nhật trang Content pillar
Cuối cùng, các bạn nên theo dõi và cập nhật nội dung trên trang Content pillar nếu cần thiết. Khi thành công tạo nên trang trụ cột bạn nên thường xuyên theo dõi lượng truy cập để điều hướng người dùng tốt hơn cũng như cập nhật thêm các thông tin hữu ích theo thời gian.
Tổng kết
Bài viết trên đã chia sẻ một số thông tin về Content Pillar và cách xây dựng hiệu quả. Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn đọc có thể hiểu được content pillar là gì và có thể áp dụng vào công việc của bạn. Ngoài ra theo dõi Ment.vn để cập nhật các thông tin hữu ích về truyền thông và công nghệ.
Tham khảo: uplandsoftware.com What Is a Content Pillar? The Foundation for Efficient Content Marketing