Xây dựng chiến dịch SEO lên top hiệu quả là một trong những điều mà SEOer quan tâm. Để có được một quy trình SEO đơn giản và hiệu quả chúng tôi đã tổng hợp một số thông tin mới nhất và tiến hành thử nghiệm trên các dự án và đã đem lại hiệu quả ngoài mức mong đợi. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ các bước để xây dựng một dự án SEO mới nhất năm 2023 để áp dụng cho các dự án của mình nhé!
1. Chiến dịch SEO là gì?
Trước khi đến với cách để xây dựng chiến dịch SEO lên top mạnh thì chúng ta cần tìm hiểu về chiến dịch SEO là gì và một số vấn đề liên quan đến chiến dịch SEO.
Chiến dịch SEO (SEO Campaign) là một kế hoạch nhằm tối ưu hóa trang web để cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Đây thường là danh sách công việc cụ thể và bao gồm nhiều thành phần khác nhau, ví dụ như nghiên cứu từ khóa, tối ưu Onpage, Offpage, Audit website, xây dựng hệ thống backlinks,…
⇒ Xem thêm: SEO là gì tại: https://ment.vn/seo-la-gi
Một chiến dịch SEO cơ bản thường bao gồm:
- Đánh giá tổng quan tình trạng trang web: Sử dụng các công cụ đo lường và kiểm tra tất cả thông tin và các vấn đề mà trang web của bạn gặp phải. Thường là một số lỗi cơ bản như các liên kết hỏng, hình ảnh không có thuộc tính Alt, tốc độ tải trang chậm, hệ thống backlink, tính tối ưu giao diện cho người dùng,…để tìm ra các vấn đề quan trọng và tìm ra các biện pháp khắc phục.
- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Để định hướng chiến dịch SEO cho trang web của bạn, đây là nơi tốt nhất để bạn tham khảo các hoạt động tốt và không tốt của đối thủ cạnh tranh. Các chỉ số bạn cần quan tâm như số lượng và thứ hạng từ khóa, lượng truy cập, backlink,…Các bạn có thể sử dụng các công cụ như Ahref hoặc Semrush để phân tích những thông tin trên.
- Nghiên cứu từ khóa: Bạn nên lập danh sách các từ khóa chính và từ khóa phụ cho từng trang cụ thể trước khi xây dựng nội dung trang web.
- Xây dựng nội dung website: Sau khi hoàn thành các từ khóa, bạn nên bắt đầu khởi tạo các nội dung đầu tiên cho website nhằm tăng trưởng thứ hạng và thu hút lưu lượng truy cập. Nội dung phải có liên quan với từ khóa mà bạn đã chọn để trang web có một nội dung thống nhất.
- Tối ưu hóa Onpage SEO: Quá trình này bao gồm quy trình tối ưu các yếu tố bên trong trang web để người dùng và các công cụ tìm kiếm của google dễ dàng đọc, thu thập thông tin.
- Tối ưu hóa Offpage SEO: Công việc này bao gồm quá trình xây dựng các liên kết ngoài (Backlink) đến trang web của bạn. Những liên kết này sẽ giúp tăng thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên nếu vi phạm các án phạt của google sẽ làm cho trang web của bạn bị đánh giá thấp.
- Quảng cáo Mạng xã hội: Chia sẻ các nội dung thông qua các trang mạng xã hội có thể giúp tăng lượng truy cập về trang web của bạn.
2. Hướng dẫn xây dựng chiến dịch SEO lên top
Như các chia sẻ ở trên thì các bạn cũng hiểu cơ bản tất cả một chiến dịch SEO cần có là gì. Tiếp theo chúng ta sẽ đi vào các công việc cụ thể để xây dựng chiến dịch SEO lên top hiệu quả cho website của bạn.
2.1 Nghiên cứu, phân tích từ khóa
Nghiên cứu, tìm kiếm từ khóa là tìm kiếm các truy vấn trên công cụ tìm kiếm liên quan đến trang web và sản phẩm, dịch vụ của khách hàng. Các từ khóa cần được sắp xếp và nhóm lại một cách hợp lý để có thể tạo nội dung mới hay tinh chỉnh nội dung cũ trên website dễ dàng hơn.
Các bạn nên sử dụng các công cụ để phân tích các từ khóa của trang web của bạn và các đối thủ cạnh tranh, đồng thời xác định được đối thủ đang xếp hạng những từ khóa nào và lưu lượng truy cập của mỗi từ đó ra sao để lựa chọn các từ khóa tốt nhất cho trang web của bạn.
2.2 Xây dựng nội dung
Bước tiếp theo của chiến dịch SEO là xây dựng và tối ưu hóa nội dung trang web. Để làm được điều này, chúng ta cần hiểu rõ những gì người dùng đang tìm kiếm, lý do tại sao họ tìm kiếm nó và những kết quả mà họ muốn nhìn thấy khi tìm kiếm từ khóa đó. Nội dung của trang web không được viết một cách bừa bãi mà nên có hệ thống, chủ đích rõ ràng để không phạm phải các lỗi về nội dung. Ngoài ra bạn cũng phải đảm bảo chúng được nghiên cứu và tối ưu các liên kết nội bộ và liên kết ngoài hợp lý.
Ngoài giúp ích cho người dùng, nội dung của bạn cũng phải đáp ứng các yêu cầu của các thuật toán của Google để tăng khả năng xếp hạng cao ở bảng kết quả tìm kiếm. Một số yếu tố quan trọng cần tối ưu bao gồm:
- Thẻ mô tả (Meta Description)
- URL trang (Đường dẫn)
- Thẻ tiêu đề (Title)
- Hình ảnh và các thẻ thuộc tính alt
- Số lượng và cách phân bố từ khóa
2.3 Xây dựng hệ thống backlink
Xây dựng liên kết ngược hay Backlink là quá trình sử dụng các liên kết từ các trang web khác đến với trang web của bạn. Để xây dựng hệ thống backlink hiệu quả bạn cần xem xét một số tiêu chí sau:
- Chủ đề của trang web đặt liên kết có chủ đề liên quan như thế nào đến với trang web của bạn. Đồng thời nội dung của bài viết dùng để đặt link cũng cần quan tâm.
- Kiểm tra độ mới của các liên kết, cách sử dụng các văn bản chứa link (được gọi là anchor text). Có bao nhiêu liên kết khác từ trang web đó ra bên ngoài.
Có được các backlink chất lượng là một công việc rất mất thời gian và công sức, vì vậy bạn có thể sử dụng các backlink kết hợp với các kênh truyền thông xã hội của mình. Bạn có thể làm điều này thông qua cách chia sẻ, trích dẫn các bài đăng của mình trên các trang web trên mạng xã hội và liên kết đến trang web của mình để có các Backlink miễn phí mà hiệu quả.
⇒ Xem thêm: Backlink là gì? tại: https://ment.vn/backlink-la-gi
2.4 Theo dõi kết quả
Bạn nên theo dõi một chiến dịch SEO trong xuyên suốt quá trình SEO để có thể cải thiện những chiến dịch SEO tiếp theo. Đây là một trong những công việc cực quan trọng để bạn có được chìa khóa thành công trong các chiến dịch khác trong tương lai. Sau đây là một số tiêu chí đánh giá mà bạn nên theo dõi trang web của mình:
- Lưu lượng truy cập không trả tiền (Organic traffic): Đây là chỉ số quan trọng nhất của một trang web khi triển khai SEO. Nếu bạn sử dụng những từ khóa phù hợp và có được thứ hạng cao thì lượng truy cập sẽ tăng lên rõ rệt, từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi cho trang web.
- Tỷ lệ thoát (Bounce rate): Là một chỉ số biểu hiện tỷ lệ người dùng truy cập đến website của bạn và rời đi một cách nhanh chóng. Nếu trang web của bạn có tỷ lệ thoát cao, điều này chứng minh nội dung của bạn đang không đáp ứng được yêu cầu của người dùng. Lúc này bạn nên đánh giá lại chất lượng nội dung và làm mới nó để giảm tỷ lệ bounce rate.
- Tỷ lệ nhấp (CTR): là tỷ lệ số lượng người truy cập vào trang web của bạn với số lượt hiển thị trên trang công cụ tìm kiếm. Ví dụ: một trang có 10 lượt nhấp và 100 lượt hiển thị thì tỷ lệ nhấp (CTR) của bạn là 10%.
- Xếp hạng từ khóa: Thứ hạng từ khóa của trang web trên kết quả công cụ tìm kiếm.
- Sự uy tín Website (Site Authority): Đây là một trong những tiêu chí đánh giá trang web của bạn trong mắt Google. Chỉ số này có thể nhận được qua các backlink từ các trang web uy tín.
- Tốc độ tải trang: Đây là một chỉ số khá quan trọng của một website, một trang web tải chậm sẽ khiến người dùng mất kiên nhẫn và bỏ qua nó.
- Tên miền của liên kết ngược và các liên kết ngược (Referring domains và Backlinks): Số lượng và chất lượng từ các Backlinks đến trang web của bạn cũng là một thước đo quan trọng để xếp hạng cao trên các công cụ tìm kiếm.
Các bạn có thể sử dụng các công cụ miễn phí như Google search console, Analytics của Google để kiểm tra trang web của mình. Ngoài ra các công cụ như Ahref và Semrush cũng rất hữu ích để theo dõi website của bạn.
Tổng kết
Bài viết trên đây là những chia sẻ và kinh nghiệm của chúng tôi về cách xây dựng chiến dịch SEO lên top mang lại hiệu quả cao cho các bạn. Hy vọng qua những thông tin trên thì các bạn có thể lập được chiến dịch SEO cho các dự án của mình và thành công nhé! Ngoài ra, nếu có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc website tại Ment các bạn có thể liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn sớm nhất qua các thông tin dưới đây.
Thông tin liên hệ:
- Công ty TNHH Truyền thông và Kỹ thuật Ment
- Hotline: 0975275553
- Website: https://ment.vn